Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Làm sao để bảo quản, giữ dìn những chiếc áo dài lụa tơ tằm

Làm sao để bảo quản, giữ dìn những chiếc áo dài lụa tơ tằm? Những chiếc áo dài được may bằng chất liệu tơ tằm thường rất đẹp tuy nhiên việc bảo quản áo dài đòi hỏi chúng ra phải có phương pháp hợp lý.
Ảnh: Ca sĩ Đông Nhi với Áo Dài


Tơ tằm là một chất liệu quý trong ngành dệt may và đã được gắn thương hiệu riêng của nước ta. Bản chất sợi tơ tằm khác hoàn toàn so với các chất liệu vải nhân tạo. Mỗi sợ tơ tằm là sự đúc kết bền bỉ tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu.
Ưu điểm của vải lụa tơ tằm là sự mềm mại, rủ nhẹ, rất phù hợp để may áo dài. Bên cạnh đó, lụa tơ tằm còn thoáng mát, có sự đàn hồi tốt, ánh sắc ngọc trai tự nhiên tôn lên sự sang trọng, thanh cao của người mặc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều lụa tơ tằm giả khiến người tiêu dùng lung túng khi chọn mua chất liệu vải này. Không chỉ có thế, khi đã mua được vải tơ tằm tốt để may thành áo dài hay các bộ đồ, nhiều người lại chưa biết bảo quản chúng đúng cách.

Lụa tơ tằm mềm, mát, có độ rủ và ánh sắc ngọc trai tự nhiên
Làm sao để mua được lụa tơ tằm “thật”?
Như đã nói ở trên, sợi tơ tằm xét về bản chất tương tự như tóc của con người. Do đó, khi đốt sẽ có đặc điểm: sinh ra mùi khét, tạo thành than vón cục. Khi dùng tay miết nhẹ phần than này sẽ thấy chúng tan rất nhanh. Khi đi mua vải, bạn có thể rút ra một sợi (ngang hay dọc) để thử bằng phương pháp đốt cháy này. 
Phân biệt với những chất liệu khác:
•    Sợi len: nhìn bên ngoài đã có thể nhận ra sự khác nhau giữa sợi len và sợi tơ tằm. Sợi len thô ráp và có sợi bông trong khi sợi tơ tằm lại óng ả và mượt mà.
•    Sợi cotton và sợi visco: khi bị đốt, hai loại sợi này đều có mùi khét như tóc cháy nhưng phần than cháy không bị vón cục.
•    Sợi nylon: khi đốt có mùi khét, phần hoá than bị vón lại rất cứng, không miết tan được.
Thêm vào đó, một yếu tố quan trọng khi chọn mua vải tơ tằm chính là xem xét về chất lượng của mảnh vải. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kết cấu các sợi tơ tằm trong quá trình dệt. 

Kết cấu của sợi tơ trên bề mặt tốt giúp áo dài không dễ bị xước, rạn vải
Bạn có thể sử dụng ngón tay miết vào đầu vải để kiểm tra các sợi tơ tằm trên bề mặt có chặt không. Nếu như các sợi tơ tằm bị co hoặc xô dạt thì chất lượng của mảnh vải này không thực sự tốt (vải dệt thưa).
Cách bảo quản áo dài tơ tằm bền vững
Không thể phủ nhận sự mềm mại và nữ tính của những chiếc áo dài may từ chất liệu lụa tơ tằm. Thế nhưng, đây lại là những chất liệu cần được chăm sóc khá tỉ mỉ.


Độ bền, đẹp của áo dài lụa phụ thuộc rất lớn vào người sử dụng
Một số nguyên tắc thông thường giúp “tăng tuổi thọ” của những bộ áo dài lụa tơ tằm:
•    Khi giặt: nên giặt bằng tay, không chà xát hoặc vò mạnh. Sử dụng bột giặt/xà phòng nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng ngay lập tức bộ áo dài của bạn. Đối với những bộ áo dài có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu. Hoặc bạn có thể giặt khô để giữ áo dài của mình bền màu.
•    Khi phơi: lưu ý phơi ở nơi thoáng mát và không phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến các sợi tơ tằm bị giòn, khô và cứng. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên phơi áo dài lụa ở nơi có nhiệt độ cao, bạn sẽ nhận thấy áo nhanh phai màu, vải mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn.
•    Khi là/ủi: nên thực hiện khi áo dài còn ẩm. Nếu không có thể sử dụng bàn là hơi và là ở mặt trái của áo dài. Tuy nhiên trong trường hợp áo dài đã khô, hãy thử cho áo dài vào một túi nilon, sau đó giữ trong ngăn đá tủ lạnh cho ẩm lại rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng, mức nhiệt độ thấp.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết từ wesbite : Ao dai Hoa Lan Thủy

1 nhận xét: